Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thủy sản

LTS: Hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy Bến Tre và Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp tổ chức vào ngày 1-12-2015 tại TP. Bến Tre.

nuôi tôm công nghiệp
Mô hình nuôi tôm công nghiệp ở xã An Điền, huyện Thạnh Phú. Ảnh: Hữu Hiệp

Theo nội dung chương trình, đại biểu tham dự sẽ tập trung phân tích, đánh giá việc ban hành và thực hiện chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp; xem xét các phương thức, mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp hiện nay và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thời gian tới.

Để giúp bạn đọc có thêm thông tin, ý kiến đánh giá, đề xuất, trao đổi về vấn đề quan trọng này, kể từ số báo hôm nay, Ban Biên tập trích đăng một số tham luận dự kiến sẽ được trình bày tại hội thảo. 

… Là một nước có nhiều lợi thế trong sản xuất các mặt hàng thủy sản, Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng trên thị trường thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như cá tra, tôm nước lợ, cá ngừ, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thủy sản Việt Nam đã bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm...

Cùng với tác động của hội nhập kinh tế quốc tế (tham gia WTO, TTP, FTA), thủy sản Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt do nước ta mới tham gia vào khâu giá trị gia tăng thấp. Chính vì vậy, tiếp cận giá trị gia tăng thông qua việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị thủy sản (GTTS) đang trở thành yêu cầu cấp thiết, góp phần tái cơ cấu thành công ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ đó nâng cao khả năng tham gia và năng lực cạnh tranh của quốc gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Quan điểm, định hướng xây dựng và phát triển chuỗi GTTS

Về quan điểm:

Xây dựng và phát triển chuỗi GTTS là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới, là nhân tố quan trọng thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giúp ngành thủy sản tái cơ cấu thành công theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Phát triển chuỗi GTTS trên cơ sở tiếp cận thông tin thị trường một cách hiệu quả nhất để thay đổi về chất và gia tăng giá trị của sản phẩm thủy sản, tạo tiền đề để phân phối hài hòa lợi ích và rủi ro cho các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS cũng như chuỗi GTTS toàn cầu.

Thu hoạch cá da trơn.Ảnh: Hoàng Vũ

Tăng cường năng lực tham gia chuỗi ở các khâu có lợi thế cạnh tranh, từng bước phát triển lợi thế cạnh tranh một cách bền vững.

Trong tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS xác định doanh nghiệp chế biến thủy sản (CBTS) là tác nhân quan trọng nhất chi phối đến hoạt động của chuỗi, đến từng tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm thông qua các cam kết về giá bán và giá thu mua nguyên liệu theo tín hiệu của thị trường, tạo tiền đề cho sự tham gia sâu và rộng hơn vào chuỗi GTTS toàn cầu.

Về định hướng:

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo xây dựng cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh cho các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS thông qua các hình thức liên kết dọc và ngang theo chuỗi giá trị sản phẩm. Cụ thể: Liên kết ngang là liên kết các đối tượng cùng tham gia trong quá trình sản xuất, kinh doanh; Liên kết dọc là liên kết theo đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.

- Doanh nghiệp CBTS phải là hạt nhân của chuỗi GTTS, các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS là các vệ tinh, các vệ tinh liên kết với các tác nhân thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ thông qua hợp đồng kinh tế.

- Giá bán cuối cùng của sản phẩm mà từng tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS không thấp hơn giá thành sản xuất của sản phẩm, đặc biệt là giá sản phẩm xuất khẩu cuối cùng đến người tiêu dùng, nếu giá không đảm bảo có lãi thì hoạt động liên kết của chuỗi sẽ thất bại và thiếu tính bền vững. Vì vậy, giá bán sản phẩm cuối cùng cần phải có ý kiến đồng thuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS.

- Chú trọng nâng cấp các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị theo chiều sâu (gia tăng giá trị sản phẩm) thay vì theo chiều rộng (gia tăng sản lượng để gia tăng giá trị) trên cơ sở tuân thủ các tín hiệu của thị trường nhằm hạn chế tối đa tình trạng “được mùa rớt giá, mất mùa được giá” thông qua các hình thức liên doanh, liên kết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

- Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần minh bạch trong việc cung cấp các thông tin thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm của khách hàng cho các tác nhân tham gia vào chuỗi GTTS để tổ chức sản xuất, thu mua, bảo quản và chế biến ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng, góp phần đảm bảo chuỗi liên kết thủy sản phát triển ổn định, bền vững.

- Quản trị tốt chuỗi GTTS thông qua việc nghiên cứu, đàm phán sáp nhập, giải thể một số tác nhân nhằm đảm bảo cho chuỗi GTTS tinh gọn nhất, nhanh nhất, chất lượng nhất và có tính hiệu quả cao nhất nhằm tranh thủ tối đa các cơ hội và tránh tối đa các thách thức của quá trình hội nhập. Đặc biệt, nghiên cứu sáp nhập, giải thể một số doanh nghiệp CBTS làm ăn chụp giật, phá giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Các giải pháp xây dựng và phát triển chuỗi GTTS

- Quy hoạch vùng nuôi tập trung, quy mô lớn, vùng sản xuất giống sạch bệnh và chất lượng theo tiêu chuẩn đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch khai thác và bảo tồn các loài có giá trị kinh tế cao, sản phẩm xuất khẩu chủ lực đối với lĩnh vực khai thác thủy sản nhằm phát huy hiệu quả trong liên kết dọc cũng như liên kết ngang.

- Hỗ trợ kết nối và phát triển liên kết dọc, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp đầu tàu với các tổ đội sản xuất của ngư dân, người nuôi thủy sản, để đảm bảo đầu ra ổn định và nguồn nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng cao: Liên kết các tác nhân trong chuỗi tham gia liên kết dọc bằng các hợp đồng mua bán thủy sản; Liên kết các nhà hỗ trợ chuỗi để nâng cấp chuỗi (liên kết ngang) thông qua các hợp đồng với nhà chế biến trong ngắn hạn, với người sản xuất (người nuôi/ngư dân) trong dài hạn, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm cụ thể của từng bên tham gia. Đề cao vai trò thương lái trung gian và khuyến khích họ tham gia vào chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác trong chuỗi giá trị.

- Tổ chức tốt thị trường, hệ thống và các kênh phân phối sản phẩm thủy sản: Việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm là “mắt xích” quan trọng nhưng lại vẫn luôn là khâu yếu nhất trong chuỗi hiện nay. Điều cốt yếu vẫn là thiếu sự liên kết cần thiết giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua, phân phối cũng như thiếu tầm nhìn về việc xây dựng mạng lưới phân phối. Chính vì vậy, một trong những giải pháp nâng cấp chuỗi là cần tổ chức tốt hệ thống và các kênh phân phối sản phẩm.

- Tăng cường năng lực cho các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế: Việc tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, của các hợp tác xã và các tổ chức tư vấn có ý nghĩa lớn, đóng vai trò quan trọng trong liên kết, điều phối lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi, tăng cường năng lực của chuỗi. Hiện nay, đa số các ngành hàng đều có hiệp hội và một số hiệp hội đã phát huy tác dụng tốt trong việc đề xuất với Chính phủ về chính sách phát triển của ngành hàng. Tuy nhiên, các hiệp hội cần tập trung nâng cao năng lực nhận thức cho các thành viên tham gia về lợi ích tham gia liên kết chuỗi, tăng cường cung cấp thông tin thị trường và bí quyết kinh doanh. Cần tập trung vào nâng cao sức mạnh đàm phán để tham gia vào chuỗi một cách thuận lợi và ngày càng có vị thế cao, hỗ trợ cho các thành viên trong đấu tranh và đối phó với các rào cản thương mại quốc tế. Chủ động và nâng cao vị thế tham gia vào các hiệp hội và tổ chức quốc tế theo các ngành hàng nông sản. Đồng thời, cần tranh thủ sự giúp đỡ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế trong xây dựng và phát triển chuỗi.

- Hoàn thiện môi trường chính sách; nâng cao năng lực thực thi pháp luật và các quy định khác: Chính sách của Nhà nước cần giải quyết được những khó khăn về lợi ích trước mắt của ngư dân/người nuôi, đồng thời định hướng và dẫn dắt chuỗi liên kết về lâu dài, có sự điều tiết quản lý, ví dụ có chính sách hạn chế tàu thuyền khai thác, quy định mùa cấm, vùng cấm/hạn chế đánh bắt; chính sách hỗ trợ tín dụng, bảo hiểm, chính sách thu hút vốn FDI vào lĩnh vực thủy sản… Cần tăng cường hỗ trợ các tác nhân tham gia vào chuỗi trong khuyến nông, trong thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong kiểm tra và chứng nhận chất lượng, xây dựng và phát triển thương hiệu. Gia tăng sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu.

Giải pháp tăng cường cho chuỗi giá trị nuôi trồng, khai thác thủy sản

Về nuôi trồng thủy sản:

- Các giải pháp cho khâu sản xuất/chế biến: Đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng giống, sản xuất giống sạch bệnh. Tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết doanh nghiệp - hộ nuôi trồng thủy sản. Nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn SPS. Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng.

- Các giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm: Nâng cao năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ việc cấp chứng nhận và xây dựng thương hiệu.

- Tăng cường liên kết dọc và quản lý chuỗi nuôi trồng thủy sản. Thành lập các hiệp hội ngành hàng.

- Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các chính sách thuế, tín dụng, nâng cao vai trò của hiệp hội, xây dựng và phát triển sàn giao dịch một số mặt hàng chủ lực như tôm nước lợ, cá tra; cung cấp thông tin giá cả, nâng cao tính minh bạch trên thị trường.

Về khai thác thủy sản:

- Các giải pháp cho khâu sản xuất/chế biến: Đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết tổ đội, hợp tác xã sản xuất. Nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn SPS. Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng.

- Các giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát triển thương hiệu.

- Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các chính sách thuế, tín dụng, nâng cao vai trò của hiệp hội, xây dựng và phát triển sàn giao dịch một số mặt hàng chủ lực như tôm nước lợ, cá tra; cung cấp thông tin giá cả, nâng cao tính minh bạch trên thị trường...

(Lược trích tham luận của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản - VIFEP)

Báo Đồng Khởi, 27/11/2015
Đăng ngày 29/11/2015
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 03:16 08/05/2024

Giải pháp dinh dưỡng và công nghệ nâng cao năng lực ngành tôm

Ngành tôm nước ta trong các nước châu Á đang mất dần thị phần vì giá thành cao (tăng từ 3,5 USD năm 2009 lên 3,7 USD năm 2023 với tôm cỡ 50-60 con/kg), tỷ lệ chết trong quá trình nuôi có khi lên tới 40-50%.

Tôm thẻ
• 03:16 08/05/2024

Những sinh vật biển có độc tại vùng biển Việt Nam

Du lịch biển ở Việt Nam là từ khóa xuất hiện rất phổ biến, nhất là trong thời tiết nắng nóng như mùa hè hiện nay. Trong đó, hiện tượng ngộ độc hay dị ứng thủy hải sản được lưu tâm hơn cả bởi nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới những tình huống đáng tiếc.

Sứa biển
• 03:16 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 03:16 08/05/2024

Tôm đông lạnh có còn giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có?

Ngày này, các loại thực phẩm đông lạnh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản. Vậy tôm đã đông lạnh có còn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe con người hay không? Cùng Tép Bạc tìm hiểu chúng ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú
• 03:16 08/05/2024